Cách sử dụng các thiết bị công nghiệp điện lạnh sao cho tiết kiệm điện năng và nâng cao tuổi thọ. 

Mọi người thường có thắc mắc tại sao tủ mới lại phải tiết kiệm điện năng trong quá trình sử dụng ?

Để sử dụng các thiết bị công nghiệp điện lạnh một cách hiệu quả , tiết kiệm điện năng là điều không hề đơn giản đối với các thiết bị điện  lạnh. Hiện nay, theo chúng tôi thấy đang diễn ra tình trạng người dùng sử dụng các thiết bị đông lạnh như tủ đông, tủ mát và các loại thiết bị khác sai cách khi mới mua sản phẩm về. Vì thế, chính bạn cũng có thể đang sử dụng các thiết bị điện lạnh công nghiệp sai cách mà không hề hay biết. Vậy nên mọi người hãy đọc qua hướng dẫn sử dụng của công ty Điện Lạnh Herocool, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm điện năng trong quá trình sử dụng tủ.

   1.Kiểm tra tủ trước khi sử dụng.

  • Khi vừa nhận tủ bạn nên mở ra và kiểm tra xem có vết trầy xước, móp méo hoặc hư hỏng nào không đảm bảo cửa tủ đóng mở dễ dàng và khít. Kiểm tra gioăng cao su xem có bị rách, hở hay mất đàn hồi không. Kiểm tra các ngăn chứa, kệ xem có bị nứt, gãy hay bẩn không. Đảm bảo đèn chiếu sáng bên trong hoạt động bình thường khi mở cửa tủ. Kiểm tra dây điện và phích cắm xem có bị hở, đứt hay hư hỏng không. Đảm bảo phích cắm phù hợp với ổ điện và an toàn. Nếu tủ có bảng điều khiển, kiểm tra xem các nút bấm, màn hình hiển thị có hoạt động tốt không.
  • Kiểm tra dàn lạnh, dàn nóng xem có bụi bẩn bám vào không. Nếu có, hãy lau sạch để đảm bảo hiệu quả tản nhiệt. Đảm bảo quạt gió hoạt động bình thường, không phát ra tiếng ồn lạ. Sử dụng khăn ẩm để lau chùi kỹ càng cả bên trong và bên ngoài tủ. Nếu cần, có thể đặt một chén nước chanh bên trong tủ để khử mùi trước khi sử dụng. Kiểm tra tủ trước khi sử dụng không chỉ giúp đảm bảo hiệu quả hoạt động mà còn tăng cường an toàn cho người sử dụng. Hãy thực hiện đầy đủ các bước kiểm tra này để yên tâm sử dụng thiết bị điện lạnh trong gia đình.

   2. Vị trí lắp đặt thiết bị điện lạnh đúng cách.

  •  Tránh ánh nắng trực tiếp và các nguồn nhiệt. 

Đặt tủ ở nơi không có ánh nắng mặt trời chiếu vào. Nhiệt độ từ ánh nắng sẽ khiến tủ phải làm việc nhiều hơn để duy trì nhiệt độ bên trong, dẫn đến tiêu tốn nhiều điện năng. Đặt tủ cách xa bếp lò, lò vi sóng, lò nướng và các thiết bị sinh nhiệt khác. Những nguồn nhiệt này sẽ làm tăng nhiệt độ xung quanh tủ, làm giảm hiệu suất làm lạnh và tăng tiêu thụ điện.

  •  Đảm bảo không gian thoáng mát.

Đặt tủ ở nơi có không gian thoáng mát để tản nhiệt hiệu quả. Không đặt tủ sát tường hoặc trong các góc kín. Đảm bảo có khoảng cách ít nhất 10-15 cm giữa tủ và tường ở cả phía sau và hai bên. Điều này giúp không khí lưu thông dễ dàng, hỗ trợ quá trình tản nhiệt của tủ.

  •  Bề mặt phẳng và ổn định.

Đặt tủ trên một bề mặt phẳng và ổn định. Sàn nhà cần đủ chắc chắn để chịu trọng lượng của tủ, kể cả khi tủ chứa đầy thực phẩm.Đảm bảo tủ không bị nghiêng để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của máy nén và hệ thống làm lạnh.

  • Đặt ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Đặt tủ ở nơi khô ráo, tránh đặt tủ ở những nơi có độ ẩm cao như gần bồn rửa chén, máy giặt. Độ ẩm cao có thể gây gỉ sét và hư hỏng các bộ phận của tủ. Đặt tủ ở nơi có không gian rộng rãi để dễ dàng mở cửa tủ và thao tác khi cần lấy hoặc sắp xếp thực phẩm. Đặt tủ ở vị trí dễ dàng tiếp cận, thuận tiện cho việc mở cửa và lấy thực phẩm. Đảm bảo khu vực xung quanh tủ không bị cản trở bởi các đồ vật khác. Đặt tủ gần ổ cắm điện, tránh sử dụng dây nối dài để giảm nguy cơ chập điện và đảm bảo an toàn. Đặt tủ ở vị trí an toàn, xa tầm với của trẻ em để tránh các tai nạn không mong muốn. Đảm bảo vị trí đặt tủ không gây cản trở lối đi và không dễ bị va chạm bởi các hoạt động hàng ngày.

   3. Các bước sử dụng thiết bị điện lạnh tiết kiệm điện

Để sử dụng thiết bị điện lạnh như tủ đông, tủ mát, và các thiết bị điện lạnh khác một cách tiết kiệm điện năng và hiệu quả, hãy tuân thủ theo các bước sau :

Bước 1 : Khi tủ đến bạn nên đợi từ 4~6 tiếng để ổn định Gas

  • Mọi người thường có thắc mắc tại sao lại để tủ một thời gian dài rồi mới được cắm điện.
  • ( Trong quá trình vận chuyển, dầu bôi trơn bên trong máy nén có thể bị xáo trộn và di chuyển ra khỏi vị trí bình thường. Việc để tủ đứng yên một thời gian giúp dầu máy nén trở lại đúng vị trí.Bảo vệ máy nén: Nếu dầu không nằm ở vị trí chính xác, khi máy nén hoạt động, nó có thể bị hỏng hoặc giảm hiệu suất, gây ảnh hưởng đến tuổi thọ và khả năng làm lạnh của thiết bị. Ổn  định  các chất làm lạnh (gas) trong hệ thống làm lạnh cũng có thể bị xáo trộn trong quá trình vận chuyển. Việc để tủ đứng yên giúp chất làm lạnh ổn định trở lại, đảm bảo hệ thống làm lạnh hoạt động hiệu quả khi bạn cắm điện.Hiệu quả làm lạnh: Khi chất làm lạnh ổn định, hệ thống làm lạnh sẽ hoạt động hiệu quả hơn, tiết kiệm điện năng và bảo vệ thiết bị khỏi những hư hỏng không đáng có.)

Bước 2 : Cắm thiết bị vào nguồn điện

  • Đảm bảo tủ mát được cắm vào một ổ cắm điện riêng, không dùng chung với các thiết bị điện khác. Điều này giúp tránh quá tải và đảm bảo dòng điện ổn định cho tủ mát.
  • Sử dụng ổ cắm và phích cắm chất lượng cao, phù hợp với công suất của tủ mát để tránh hiện tượng nóng chảy hoặc cháy nổ.
  • Định kỳ kiểm tra dây điện và phích cắm để đảm bảo không có dấu hiệu hư hỏng hoặc mài mòn. Thay thế ngay nếu phát hiện các vấn đề trên.
  • Đảm bảo hệ thống điện trong nhà được bảo dưỡng định kỳ bởi thợ điện chuyên nghiệp để tránh các sự cố do quá tải hoặc rò rỉ điện.

Bước 3 : Điều chỉnh nhiệt độ đúng cách và cách bảo quản thực phẩm hợp lí nhất. 

  1. Điều chỉnh nhiệt độ đúng cách.
  • Tùy vào mỗi kích thước và dáng tủ  khác nhau nhưng đều áp dụng chiều xoay theo chiều kim đồng hồ hoặc các bảng điều khiển nhiệt độ điện tử để tăng nhiệt độ tới nhiệt độ và ngược lại.
  • Về các thiết bị lành lạnh thì nên duy trì nhiệt độ ở khoảng 2~8 độ C và làm đông thực phẩm nên sử dụng nhiệt độ khoảng -18 độ C. Lưu ý đặt nhiệt độ quá thấp không chỉ lãng phí điện mà còn có thể làm thức ăn dễ bị hỏng do đông lạnh.

2.Cách bảo quản thực phẩm.

  • Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp sao cho các thực phẩm bên trong được bảo quản an toàn nhất và không có tình trạng hư hỏng và tốn nhiều điện năng trong quá trình sử dụng.
  • Không xếp thực phẩm chồng chất quá nhiều bên trong tủ sẽ không có không gian lưu thông khí lạnh, giảm hiệu quả làm lạnh khiến thực phẩm không được bảo quản tối ưu.
  • Cần làm nguội thực phẩm trước khi cho vào tủ. Thực phẩm quá nóng sẽ ảnh hưởng đến hơi lạnh bên trong tủ , giảm hiệu suất làm lạnh của tủ.

Bước 4 : Hướng dẫn vệ sinh các thiết bị điện lạnh.

  • Vệ sinh các thiết bị điện lạnh đúng cách là điều quan trọng để đảm bảo hiệu quả hoạt động của thiết bị, duy trì chất lượng thực phẩm và kéo dài tuổi thọ của tủ. Dưới đây là các bước để vệ sinh tủ đông một cách hiệu quả.
  1.  Trước khi bắt đầu vệ sinh, hãy rút phích cắm tủ đông để đảm bảo an toàn.
  2. Chuyển toàn bộ thực phẩm ra ngoài và đặt vào thùng đá hoặc một tủ lạnh khác để đảm bảo chúng không bị rã đông trong quá trình vệ sinh.
  3. Đặt khăn hoặc khay hứng nước dưới đáy tủ để thấm nước từ băng tan chảy.
  4. Sử dụng khăn mềm thấm nước ấm và xà phòng nhẹ để lau sạch bên trong tủ. Tránh dùng chất tẩy rửa mạnh hoặc bàn chải cứng để không làm hỏng bề mặt tủ.
  5. Nếu có mùi hôi, bạn có thể pha một dung dịch gồm nước và baking soda (1 muỗng baking soda pha với 1 lít nước) để lau sạch.
  6. Dùng khăn ẩm lau sạch gioăng cửa để loại bỏ bụi bẩn và thức ăn bị kẹt. Kiểm tra gioăng cửa để đảm bảo nó vẫn kín và không bị hư hỏng.
  7. Cắm lại phích cắm điện và bật tủ đông lên.
  8. Đợi tủ đông đạt nhiệt độ lạnh ổn định trước khi đặt lại thực phẩm vào trong.

Trên đây là những hướng dẫn sử dụng thiết bị điện lạnh  cơ bản mà bạn cần ghi nhớ. Hy vọng những kiến thức hữu ích trên sẽ giúp bạn sử dụng các thiết bị điện lạnh hiệu quả nhất tiết kiệm điện năng và giúp tủ luôn hoạt động bền bỉ theo thời gian.

Điện Lạnh Herocool Hân Hạnh Được Phục Vụ Quý Khách !